Chùa Ngâu Thanh Trì – Khám Phá Cổ Tự Nghìn Năm Tuổi Ở Ngoại Thành Thủ Đô
admin | Đăng lúc 14:20 - 16/05/2024

Nằm ở ngoại thành Hà Nội, chùa Ngâu Thanh Trì là ngôi cổ tử ngót nghét ngàn năm tuổi. Đây được xem là một trong những địa điểm tâm linh được đông đảo du khách xa gần lựa chọn hành hương, bái Phật. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá những thông tin nổi bật về ngôi chùa này.

 

1. Giới thiệu đôi nét về chùa Ngâu Thanh Trì

Chùa Ngâu còn được gọi với các cái tên chữ như Hưng Long Tự hoặc Quốc Lão Hưng Long tự. Cái tên “Ngâu” của ngôi chùa được đặt theo tên chữ Nôm của làng Yên Ngưu – nơi ngôi chùa tọa lạc.

Chùa Ngâu Thanh Trì - Khám Phá Cổ Tự Nghìn Năm Tuổi Ở Ngoại Thành Thủ Đô

Đây là ngôi cổ tự được xây dựng từ năm 1130, tính đến nay đã tồn tại gần một thế kỷ ở vùng ngoại thành Hà Nội. Trải qua thăng trầm thời gian cũng như những biến cố lịch sử, ngôi chùa bị hư hại và được tu bổ lại nhiều lần để giữ được lối kiến trúc như hiện tại.

Chùa Ngâu Thanh Trì - Khám Phá Cổ Tự Nghìn Năm Tuổi Ở Ngoại Thành Thủ Đô

Chùa Ngâu Thanh Trì đã được Bộ Văn hóa – Thông tin nay là Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích cấp Quốc gia vào năm 1995. Đây là không gian linh thiêng, được nhiều du khách tìm đến để chiêm bái Phật, cầu cho gia đạo bình an, bản thân gặp nhiều may mắn.

2. Vị trí và hướng dẫn di chuyển đến chùa Ngâu

2.1. Vị trí

Địa chỉ: thôn Yên Ngưu, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Chùa Ngâu nằm ở phía bắc làng Ngây (thôn Yên Ngưu), xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì. Ngôi cổ tự này nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 10.5km.

2.2. Hướng dẫn di chuyển

Mặc dù nằm ở vùng ngoại ô nhưng ngôi cổ tự này lại không cách trung tâm Hà Nội quá xa, chỉ mất khoảng 25 – 30 phút chạy xe. Vì thế, du khách có thể dễ dàng tiếp cận ngôi chùa mà không cần mất nhiều thời gian.

Xuất phát từ nội thành Hà Nội, bạn có thể chọn đi taxi, xe bus hoặc tự chủ động lái ô tô xe máy. Nếu bạn đi taxi có thể tham khảo các hãng uy tín như Mai Linh, Grabcar, Taxi 24h,… Trong trường hợp bạn muốn di chuyển bằng buýt công cộng thì có thể bắt bus số 08b, 99,…

Với những khách tự lái xe ô tô, xe máy có thể tham khảo cung đường sau: Trường Chinh – Giải Phóng – QL1A -Tựu Liệt – Cầu Quốc Bảo – Thôn Yên Ngưu. – Chùa Ngâu.

3. Thời gian mở cửa và giá vé tham quan chùa Ngâu

Dưới đây là thông tin về thời gian mở cửa đón khách và giá vé tham quan tại chùa Ngâu Thanh Trì:

  • Thời gian mở cửa: 6:00 – 19:00 hàng ngày, kể cả dịp Lễ, Tết.

  • Giá vé tham quan: Miễn phí

Chùa Ngâu Thanh Trì - Khám Phá Cổ Tự Nghìn Năm Tuổi Ở Ngoại Thành Thủ Đô

4. Nguồn gốc và lịch sử hình thành, phát triển của chùa Ngâu Thanh Trì

Hưng Long Tự được xây dựng vào năm 1130 (niên hiệu Thiên Thuận) theo chủ ý của đức Lệ Thiên Hoàng Hậu dưới thời vua Lý Thần Tông. Chùa nằm tại thôn Yên Ngưu – một làng nghề nấu rượu có tiếng ngàn đời.

Theo ghi chép của các cụ tổng thôn, truyền thuyết xưa kia thì ở làng Ngâu (Yên Ngưu) có 2 miếu là miếu Mục Đồng và miếu Diệu Linh. Vào năm 1130, đức Lệ Thiện Hoàng Hậu đã cho người xây dựng lên miếu Diệu Linh và đặt tên chữ là Hưng Quốc Tự. Tại đây có đặt ban thờ đức Tổ Mẫu Ngâu và đức Phật. 

Chùa Ngâu Thanh Trì - Khám Phá Cổ Tự Nghìn Năm Tuổi Ở Ngoại Thành Thủ Đô

Qua thời Lê Trung Hưng, với sự nổi dậy của các phong trào “phù Lê diệt Trịnh” mà ngôi chùa bị bỏ hoang suốt nhiều năm, không người tổng nom, tu bổ. Đến năm 1750, chúa Trịnh Doanh đã cho người tu sửa lại chùa Ngâu và cho đổi tên từ Hưng Quốc Tự sang Hưng Long Tự như ngày nay.

Trong kháng chiến chống Pháp – Mỹ, với vị trí nằm ven sông Tô Lịch, gần QL1A bây giờ nên chùa trở thành nơi nuôi giấu cán bộ, nhà hoạt động cách mạng. Đây cũng là địa điểm được trưng dụng để làm kho vũ khí, đạn dược của bộ đội ta.

Chùa Ngâu Thanh Trì - Khám Phá Cổ Tự Nghìn Năm Tuổi Ở Ngoại Thành Thủ Đô

Do hứng chịu nhiều trận bom, pháo kích của quân địch nên ngôi chùa dường như đổ nát hoàn toàn. Sau ngày giải phóng, ngôi chùa được trùng tu và xây mới nhiều công trình nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính khi xưa. 

5. Khám phá nét đặc sắc tại chùa Ngâu Thanh Trì

5.1. Chiêm ngưỡng kiến trúc cổ ấn tượng

Một trong những yếu tố thu hút du khách ghé thăm ngôi cổ tự này chính là lối kiến trúc đặc trưng, mang nét rêu phong, cổ kính. Hưng Long Tự được xây dựng theo  phong cách chùa truyền thống, kết hợp hài hòa giữa nét kiến trúc Việt Nam và Trung Hoa. 

Chùa Ngâu Thanh Trì - Khám Phá Cổ Tự Nghìn Năm Tuổi Ở Ngoại Thành Thủ Đô

Dù được xây mới và đại trùng tu nhưng chùa Ngâu Thanh Trì vẫn giữ được nét cổ kính khi xưa. Đến đây, bạn không khỏi thích thú trước vẻ đẹp kiến trúc của ngôi chùa cổ gần nghìn năm tuổi. 

Chùa Ngâu Thanh Trì - Khám Phá Cổ Tự Nghìn Năm Tuổi Ở Ngoại Thành Thủ Đô

Cổ tự được xây dựng trong một khuôn viên rộng, yên tĩnh, có nhiều cây xanh mát. Nơi đây bao gồm các công trình như Nhà Thờ Tổ, ngôi Tam Bảo, cổng Tam Quan, Phủ Đế Đô Hưng Quốc và đúc tượng đúc chuông.

5.1.1. Cổng Tam Quan 

Đây là khu vực đón khách, dẫn khách vào bên trong ngôi cổ tự. Chất liệu xây dựng cổng là đá xanh, gồm có 3 cửa, phía trên đỉnh có khắc 4 chữ Hán “Hưng Long Tự Quang”. Đây cũng là nơi có treo biển công nhận “Di tích lịch sử cấp Quốc gia”.

5.1.2. Phủ Đế Đô Hưng Quốc 

Phủ là nơi có đặt ban thờ vua Lý Thần Tông và Đức Lệ Thiên Hoàng Hậu. Khu vực này có kiến trúc gồm 2 tầng, thiết kế theo kiểu chồng điên. Phần mái được đổ bê tông vững chắc, bên trên lợp ngói ta. 

5.1.3. Ngôi Tam Bảo 

Ngôi Tam Bảo của chùa ngâu là khu vực thờ đức Phật và các vị Bồ tát. Tòa nhà được xây trên nền đắp cao, có hàng hiên và những cột trụ bằng đá vững chãi. Phần mái của công trình được uốn cong mềm mại, dân ngói ta. Tại khu vực này cũng đặt nhiều tượng Phật, Bồ tát bằng chất liệu đá, sành sứ và gỗ tự nhiên. 

5.1.4. Nhà Thờ Tổ

Đây là khu vực thờ đức Tổ Mẫu Ngâu – một vị thần nữ có quyền năng, giúp hô mưa gọi gió trong vùng. Công trình được xây dựng theo lối nhà sàn, mái ngố đảo rêu phong, trên đỉnh có 4 chữ Hán “Diệu Linh Tổ Mẫu”.

5.1.5. Tượng đồng đúc chuông 

Tượng đồng đúc chuông là công trình độc đáo mà du khách nhất định phải ghé thăm quan tại Hưng Long Tự. Tượng đồng mô tả đức Phật tọa trên bệ cao bằng đá, có khắc chữ Hán và các hình vẽ tinh xảo nặng 8 tấn và cao 3.5m. Ngay bên cạnh tượng đồng là chuông đúc cũng làm từ chất liệu đồng đen với chiều cao 2.5m và trọng lượng 3.5 tấn. 

5.2. Ngắm nhìn các hiện vật cổ

Hiện nay, bên trong chùa Ngâu có trưng bày nhiều hiện vật, pho tượng cổ có giá trị. Một số hiện vật nổi bật có thể kể đến:

  • Bức tranh thêu tay “Phật A Di Đà và bát vị Bồ tát” được thêu tỉ mỉ, tinh xảo từ chỉ vàng, chỉ bạc,… trên nền vải lụa trắng. Bức tranh này có kích thước 2.5 x1.5, phần khung gỗ bao quang được sơn vàng.

  • Bộ bình hoa gốm sứ Bát Tràng gồm 4 chiếc cao 1.2m, hoa văn đặc trưng mang đậm nét của làng nghề.

  • Bộ đèn cảnh bằng đồng đen gồm 8 cái khăc shinhf rồng, phụng, chim én, bồ câu,… Hiện vật này được đúc từ đồng nguyên chất với chiều cao từ 1.5 – 2.5, phía bên trong gắn đèn điện. 

Chùa Ngâu Thanh Trì - Khám Phá Cổ Tự Nghìn Năm Tuổi Ở Ngoại Thành Thủ Đô

5.3. Tham quan vãn cảnh, chiêm bái Phật

Không chỉ tham quan kiến trúc, nhìn ngắm hiện vật, nhiều du khách còn đến chùa Ngâu Thanh Trì để tìm về với sự an yên trong tâm hồn. Ngôi chùa cổ kính, không gian thanh tịnh giúp du khách quên hết mọi âu lo. phiền muộn thường ngày.

Chùa Ngâu Thanh Trì - Khám Phá Cổ Tự Nghìn Năm Tuổi Ở Ngoại Thành Thủ Đô

Vào những ngày mùng 1, rằm Âm lịch hàng tháng, nhiều người dân địa phương và du khách thường đến Hưng Long Tự  để thắp hương, dâng lễ. Theo như chia sẻ của bà con, ngôi chùa rất linh thiêng nên nhiều người đến đây để cầu may mắn, sức khỏe và tài lộc.

Trên đây, bài viết đã cùng bạn khám phá vẻ đẹp của chùa Ngâu Thanh Trì. Nếu bạn cần tìm một không gian an yên, thanh tịnh, cầu bình an ở Hà Nội thì hãy ghé ngay Hưng Long Tựu nhé!

Theo Ticotravel.com.vn

LIKE PAGE XEM TIN MỚI MỖI NGÀY
Scroll