1.Tìm hiểu về Chùa Hương Tích
1.1. Một vài nét chung về Chùa Hương TíchChùa Hương Tích có tên gọi đầy đủ là Hương Tích Cổ Tự, hay còn được biết đến với tên gọi khác là Chùa Thơm. Một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút nhiều du khách đặc biệt là các tăng ni phật tử ghé thăm hàng năm.
Từ xa xưa ngôi chùa này được hệ phái Phật giáo Bắc tông (Phật giáo được lan truyền đến các khu vực ở phía Bắc) ưu ái đặt cho cái tên là “Hoan Châu đệ nhất danh lam” với ý chỉ ngôi chùa đẹp nhất vùng Hoan Châu.
1.2. Sự tích Chùa Hương Tích và lịch sử hình thành
Chùa Hương Tích là một ngôi chùa lớn và lâu đời tại Việt Nam, ngôi chùa này có niên đại lên đến hàng nghìn năm, vì trải qua nhiều lần hỏa hoạn nên các tài liệu, Phật ký, bia tự đều bị phá hủy, chưa thể xác định thời gian chính xác mà ngôi chùa được xây dựng.
Nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết Hương Tích được xây dựng dưới thời nhà Trần vào khoảng thế kỷ XIII, liên quan đến truyền thuyết cổ xưa xứ Thiên Cầm được người dân truyền lại.
Một sự tích gắn liền với công chúa Diệu Thiện – một trong ba người con gái của vua Sở Trang Vương nước Sở đã đến tu hành và đắc đạo ở đây.
Theo sử sách kể lại rằng, vị vua nước Sở lúc bấy giờ là Sở Trang Vương có ba người con gái là Diệu Duyên, Diệu Ân, Diệu Thiện. Khi ba cô công chúa đã đến tuổi dựng vợ gả chồng, nhà vua có ý muốn gả cho các quan thần trong triều đình, để thuận lợi trong việc củng cố quyền lực của mình.
Nhưng cô con gái út của Sở Trang Vương là Diệu Thiện, biết được vị hôn phu của mình là một người có tâm địa vô cùng độc ác, nên cô phản đối kịch liệt, khiến nhà vui vô cùng tức giận.
Quá đau khổ, khi không ai hiểu được nỗi lòng mình, càng không thể tìm ra được hạnh phúc cho bản thân cô quyết định rời đi, tìm đến chùa Hương Tích, nương nhờ cửa Phật với ước nguyện tìm được chốn an yên cho tâm hồn mình.
Nhưng tên hôn phu tàn ác kia không chịu buông tha cho cô, hắn sai quân đến chùa đốt phá, buộc cô phải đầu hàng quay trở về. Nhưng Phật đã hiểu thấu nỗi lòng của cô, che chở cho cô cùng các tăng ni Phật tử thoát khỏi kiếp nạn này.
Người còn sai Bạch Hổ đưa cô sang nước Việt Thường Thị để có thể yên tâm tu hành, lập am và Diệu Thiện đã tu hành và thành Phật tại hang động Thiếu Lĩnh, nằm trên núi Hồng Lĩnh.
Về phía Sở Trang Vương, vì con gái bỏ đi quá đau buồn mà lâu ngày sinh thành bệnh. Trong một lần bắt bệnh, vị thần y nói rằng, cần đôi mắt và cánh tay của con gái ông thì căn bệnh này có thể chữa lành.
Hai người con gái đầu nghe qua đã khiếp sợ, kiếm cớ chối từ. Vị thần y mách thêm cách khác đó là xin đôi mắt và bàn của vị ni cô nổi tiếng bên nước Việt Thường Thị vì.
Nhà vua tức tốc sai quân sang nước Việt Thường Thị cầu xin, nghe được sự tình Diệu Thiện không ngần ngại mà lấy đi đôi mắt và bàn tay của mình đưa cho sứ giả mang về chữa bệnh cho cha. Mãi sau này, khi nhà vui đã khỏi bệnh, sai người sang để tạ ơn thì mới biết đó là bàn tay và đôi mắt của con gái mình.
Cảm động trước tình cảm phụ tử đó, Đức Phật đã hóa phép giúp mắt cô sáng trở lại, và tay mọc lại. Khi nàng tu thành chính đạo, hóa thành Phật Quan âm nghìn mắt nghìn tay tại chính nơi cô tu hành và người dân đã dựng nên ngôi Chùa Hương Tích ngày nay.
1.3. Những thăng trầm và biến động của Chùa Hương Tích
- Vào năm Ất Mậu 1885, ngôi chùa bị thiêu rụi bơi một cơn hỏa hoạn thiêu cháy gần như toàn bộ kiến trúc của ngôi chùa
- Năm 1901, Tổng Đốc An – Tĩnh là Đào Tấn đã tiến hành quyên góp, trùng tu và xây dựng lại ngôi chùa
- Năm 1936, vua Bảo Đại đã chọn Chùa Hương Tích Hà Tĩnh là biểu tượng chạm khắc vào Anh Đỉnh đặt ở Đại Nội Huế
- Từ năm 1955 – 1975, ngôi chùa trải qua sự tàn phá của cuộc kháng chiến chống Mỹ
- Năm 1990, ngôi chùa này được Bộ Văn hóa – Thông tin Việt Nam công nhận là di tích văn hóa – thắng cảnh cấp quốc gia
- Năm 2003, chính quyền đã tiến hành tu sửa kiến trúc của ngôi chùa thêm một lần nữa.
2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới Chùa Hương Tích
2.1. Địa chỉ
Nằm cách mặt nước biển 650m, Hương Tích tựa trên lưng chừng đỉnh Ngàn Hống, thuộc dãy Hồng Lĩnh, tại xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Ngôi chùa nằm trong quần thể di tích gồm Bãi Chợ, Am Dược Sư, Điện Thánh Mẫu, Thác Giải Oan, Khe Quỷ Khóc,… Chùa Hương Tích, bái đường, thượng điện, am Diệu Thiện tạo lạc với dáng vẻ uy nghi giữa rừng thông, trúc, mai u tịch.
2.2. Đường Chùa Hương Tích đi như thế nào?
Sau khi đến trung tâm thành phố Hà Tĩnh bằng các phương tiện như máy bay, xe khách hoặc tàu hỏa. Tại đây bạn có thể sử dụng các phương tiện xe máy, ô tô, taxi để di chuyển đến chân núi Hồng Lĩnh.
Bạn tiếp tục chạy dọc theo quốc lộ 1A khoảng 20km nữa sẽ gặp thị trấn Nghèn thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, tiếp tục rẽ vào đường DT548, tiếp tục chạy xe về phía Đông khoảng 7km nữa bạn sẽ thấy dãy núi Hồng Lĩnh, gợi ý cho bạn ba cách để bạn có thể đi lên Chùa Hương Tích từ đây.
- Đi bộ theo triền núi đến miếu Linh Sơn
Bạn sẽ đi quãng đường khoảng 3km để di chuyển từ chân núi lên chùa Hương Tích, trong quá trình di chuyển bạn có thể vừa đi vừa ngắm cảnh, nhưng cách di chuyển này chỉ dành cho du khách nào có thể lực tốt.
Từ chân núi Hồng Lĩnh, bạn có thể đi dọc theo triền núi để đến miếu Linh Sơn, sau đó tiếp tục di chuyển đến chùa chính.
- Di chuyển bằng cáp treo để lên Đền Thượng
Cách di chuyển này được khá nhiều du khách lựa chọn, vì tính nhanh chóng và an toàn, đồng thời bạn cũng có thể ngắm nhìn quang cảnh bên dưới từ trên cao rất thú vị.
Để đi bằng cáp treo lên chùa Hương Tích, bạn sẽ phải đi đến Miếu Cô, sau đó mua vé cáp treo đi từ Miếu Cô lên thẳng Đền Thượng với mức giá khoảng 120.000đ/người cho vé một chiều và 160.000đ/người cho vé hai chiều.
- Di chuyển bằng thuyền đến Miêu Cô
Sau khi đi bộ đến Miếu Linh Sơn, bạn có thể sử dụng thuyền để di chuyển một quãng đường khoảng 1,5km, dọc theo hồ Nhà Đường để đến miếu Cô làm lễ. Từ Miếu Cô bạn lại tiếp tục sử dụng một trong 2 cách kể trên là tiếp tục đi bộ hoặc sử dụng cáp treo để đến Miếu Cô, tiếp đến là Đền Thượng.
3. Nét đặc sắc trong kiến trúc của Chùa Hương Tích Hà Tĩnh
3.1. Nét đặc sắc trong Chùa Hương TíchChùa Hương Tích Hà Tĩnh được là một quần thể di tích tôn giáo mang nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam, quần thể này bao gồm các chùa thờ Đức Phật, đền thờ các vị Thần và nhiều ngôi đền mang đậm văn hóa tín ngưỡng xưa của người Việt như tín ngưỡng nông nghiệp và tín ngưỡng thờ Mẫu.
Toàn bộ không gian của Chùa Hương Tích được chia thành ba khu vực chính đó là Thượng điện, đền Thiên Vương và am Thánh mẫu – nơi được người dân truyền rằng công chúa Diệu Thiện đã tu hành và đắc đạo hóa Phật ở đó.
Xung quanh khu di tích, được bao bao xanh bởi các cây cổ thụ, xòe những tán lá rộng che kín cả một góc trời, tạo thêm nét cổ kính, linh thiêng cho cảnh sắc nơi này.
Cung Tam Bảo được xem là một trong những nơi có kiến trúc đặc sắc nhất tại quần thể di tích Chùa. Nơi đây được chọn là nơi an tọa của nhiều pho tượng Phật có niên đại hàng trăm năm tuổi, có những pho tượng lên đến hàng nghìn năm.
Trong đó phải kể đến 50 pho tượng Phật được làm bằng gỗ quý hiếm, có chiều cao khoảng ngang tầm ngực, mang dáng vẻ uy nghi đang trong tư thế ngồi im thanh tịnh.
3.2. Các hoạt động thú vị mà du khách nên thử tại Chùa Hương Tích
3.2.1. Sắm lễ và dâng lễ
Chùa Hương Tích không chỉ là một ngôi chùa lâu đời tại Hà Tĩnh mà còn được biết đến là ngôi chùa rất linh thiêng, nên được nhiều du khách đến cúng bái, cầu bình an. Bạn có thể sắm cho mình một mâm lễ nhỏ và một lòng thành tâm, Đức Phật tại đây sẽ phù hộ độ trì cho bạn.
3.2.2. Thăm thú cảnh chùa và chụp ảnh lưu niệm
Từ vị trí của Chùa ngoài việc tham quan các khu di tích xung quanh, bạn có thể nhìn ngắm một khoảng trời rộng bao la, với sắc xanh bao phủ cả một vùng ở bên dưới từ trên cao.
4. Thời điểm thích hợp để đi du lịch tại Chùa Hương Tích?
Nếu bạn muốn tìm muốn chốn thanh tịnh, an yên thì có thể ghé thăm Chùa Hương Tích bất cứ lúc nào. Nhưng để hòa vào những hoạt động đặc sắc của nơi đây thì khoảng thời gian thích hợp để bạn vi vu đế đến đây đó là vào tháng mùa xuân, thời điểm Chùa rộn ràng với các hoạt động đầu năm.
Lễ hội Chùa Hương được diễn ra vào mùng 6 tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, lễ hội chính của chùa sẽ được diễn ra vào ngày 18/2 âm lịch – ngày mà công chúa Diệu Thiện hóa Phật, thời gian này sẽ thích hợp cho bạn muốn tham gia các hoạt động cúng viếng.
Vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11, là mùa hoa súng nở trên dòng suối Yến, cùng mùa cỏ lau phát triển tại các đồng cỏ. Thích hợp cho các chuyến vãn cảnh và chụp ảnh.
5. Giá vé tham quan và di chuyển tại Chùa Hương Tích tham khảo
5.1. Giá vé tham quan tại Chùa Hương Tích
- Giá vé tham quan cảnh chùa: khoản 50.000đ/khách (ảnh 15)
- Thuyền đò tuyến Hương Tích (tuyến chính): khoảng 40.000đ/khách (thuyền chất lượng), và khoảng 35.000đ/khách (thuyền thường)
- Thuyền đò tuyến (Tuyết Sơn, Long Vân): 30.000đ/khách (thuyền chất lượng), 25.000đ/khách (thuyền thường).
5.2. Giá vé của các phương tiện di chuyển tại Chùa Hương Tích
5.2.1. Giá vé cáp treo
- Giá vé cáp treo khứ hồi: 140.000đ/vé đối với người lớn và 90.000đ/vé đối với trẻ em
- Giá vé cáp treo 1 chiều: 90.000đ/vé đối với người lớn và 60.000đ/vé đối với trẻ em.
5.2.2. Lịch trình cáp treo
- Ngày thường: từ 9h30 – 12h30 sáng và từ 14h00 – 15h30 chiều
- Ngày lễ hội diễn ra (3 tháng đầu năm): từ 5h30 – 18h30
Lưu ý:
- Giá vé tham quan và di chuyển tại Chùa Hương Tích Hà Tĩnh có thể thay đổi theo thời điểm, mức giá trên ở trên chỉ mang tính tham khảo.
- Giá vé áp dụng cho cả du khách trong nước và quốc tế
- Người có chiều cao từ 1,1m trở xuống được tính là trẻ em
6. Những lưu ý cần biết khi tham quan tại Chùa Hương Tích
- Chọn những bộ trang phục tối giản, kín đáo, gọn gàng, nên chọn giày thể thao để thuận tiện trong việc leo núi.
- Khi sử dụng đò để di chuyển đến chùa, bạn dễ gặp phải “cò” dẫn khách, bạn nên từ chối và mua vé ở ban quản lý để tránh bị chặt chém.
- Khi đi đò, nên thỏa thuận mức phí cùng như số người tối đa trên đò để tránh tình trạng chèn người và vòi thêm tiền đò. Nếu bạn đi ít người nên chủ động ghép đò với các đoàn khác, nhằm tiết kiệm chi phí.
- Bạn nên chuẩn bị cho mình đồ ăn và thức uống dọc đường để đảm bảo vệ sinh, tránh tình trạng chặt chém.
- Cẩn thận với các món hàng được “đặc sản” được chào bán tại chùa Hương Tích như rau sắng, mơ rừng, bánh củ mài, chè lam,… Bạn nên tìm hiểu về nguồn gốc và mùa đặc trưng của các loại đặc sản nơi đây để tránh “tiền mất tật mang”. Và đặc biệt thận trọng với các bài thuốc Nam chữa bách bệnh.
Dưới đây là những bức ảnh được các du khách chụp lại khi tham quan tại Chùa Hương Tích Hà Tĩnh, tin chắc sau khi xem xong bạn sẽ lên kế hoạch đến đây ngay để sở hữu những bức ảnh lung linh cho riêng mình. Chúc bạn có chuyến đi thật vui.
Theo Ticotravel.com.vn