Chùa Giác Ngộ - Chốn linh thiêng cho những người yêu thích Phật giáo
admin | Đăng lúc 14:21 - 04/05/2023

Chùa Giác Ngộ là điểm du lịch hấp dẫn trong mắt du khách yêu thích địa điểm du lịch tâm linh và những người theo tín ngưỡng Phật Giáo. Chùa rất linh thiêng và ngày càng được nhiều người biết đến hơn. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích, hấp dẫn về ngôi chùa linh thiêng bậc nhất Sài Gòn này nhé. 

 

1. Giới thiệu về chùa Giác Ngộ  

Chùa Giác Ngộ là ngôi chùa linh thiêng của thành phố mang tên Bác. Nhiều người truyền tai nhau tăng khi đến chùa bạn sẽ được học và khám phá thêm nhiều điều hay ho, hoàn thiện bản thân của mình tốt hơn. 

Chùa không chỉ là nơi phụng sự nhà Phật mà còn thường xuyên tổ chức khóa học về phật pháp, tổ chức khóa tu chùa Giác Ngộ để phật tử bốn phương đều có thể đến và học hỏi. 

Chùa Giác Ngộ - Chốn linh thiêng cho những người yêu thích Phật giáo

Về lịch sử, chùa được cư sĩ có tên Trần Phú Hữu – cụ công chức chính phủ phát tâm xây dựng trên một khu đất tại Quận 10. Chùa được dựng vào năm 1946 với quy mô lên đến 696m2 với mục đích giúp người có duyên tìm về chánh đạo, xóa bỏ đau thương muộn phiền. 

Địa chỉ chùa Giác Ngộ ngày trước là 36 đường Jean Jacques Rousseau. Sau khi đất nước thống nhất, tên đường được đặt lại thành số 92 Nguyễn Chí Thanh như bây giờ. 

Chùa Giác Ngộ - Chốn linh thiêng cho những người yêu thích Phật giáo

Ngày mới dựng, chùa chỉ có một chính điện nhỏ, đủ chỗ cho khoảng 80 phật tử theo học. Tháng 5 năm 1956, cư sĩ Trần Phú Hữu đã phát tâm xuất gia thành thầy Thích Thiện Đức, cúng toàn bộ đất và chùa cho GIáo hội Tăng Già Nam Việt do hòa thượng Thích Thiện Hòa làm trị sự trưởng tiếp nhận. 

Năm 60 của thế kỷ 20, hòa thượng Thích Thiện Hòa đã cho xây dựng lại chùa Giác Ngộ và có kiến trúc như hiện tại. Trụ trì của chùa hiện tại chính là thầy Thích Nhật Từ. 

Chùa Giác Ngộ - Chốn linh thiêng cho những người yêu thích Phật giáo

Trải qua dài thời gian dài hoạt động, chùa đã bị xuống cấp rất nhiều. Tháng 7 năm 2012, chùa đã được Sở Xây dựng thành phố cấp giấy phép xây mới toàn bộ để phục vụ cho việc đào tạo, sinh hoạt của tăng đoàn và phật tử. Lễ đặt đá trùng tu được diễn ra vào tháng 9 năm 2012. 

Diện tích mới của chùa Giác Ngộ lên đến 34762 với 7 lầu và 1 tầng hầm gửi xe. Chính điện chùa có 2 tầng, 1 tầng có diện tích 412m2, gác lửng tầng 2 có diện tích 300m2 với sức chứa khoảng 700 người. 

Chùa Giác Ngộ - Chốn linh thiêng cho những người yêu thích Phật giáo

Tầng 3 của chùa là thiền đường, tầng 4 được dùng làm thư viện. Các tầng còn lại dùng để phục vụ cho hoạt động sinh hoạt của Phật học và phật sự. Du khách khi đến khu vực phía sau sẽ có thấy có một dãi Tăng xá và nhà thờ cốt của thân bằng quyến thuộc các phật tử đã quá vãng ở phía trái nhìn từ ngoài vào. 

Đến năm 2014, chùa Giác Ngộ được hoàn thiện quá trình xây mới và đưa vào hoạt động với kinh phí xây dựng lên đến 20 tỷ đồng.

2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới chùa Giác Ngộ

Vị trí của chùa Giác Ngộ tọa lạc tại số 92 Nguyễn Chí Thanh, Phường 3, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Nhờ được xây dựng ở khu vực gần trung tâm thành phố nên du khách có thể di chuyển đến chùa để vãn cảnh, thắp hương, tham gia khóa tu một cách thuận lợi, nhanh chóng. 

Đối với các du khách ở xa tại khu vực miền Bắc hoặc miền Trung muốn đến chùa thì cần phải đến được Sài Gòn. Với sự phát triển của mạng lưới giao thông, bạn có thể lựa chọn các phương tiện đi lại như: 

  • Máy bay
  • Xe khách 
  • Phương tiện cá nhân 
  • Tàu hỏa

Chùa Giác Ngộ - Chốn linh thiêng cho những người yêu thích Phật giáo

3. Giá vé tham quan chùa Giác Ngộ 

Chùa Giác Ngộ mở cửa cả ngày để du khách tới thăm tự do. Bạn chỉ cần gửi xe tại hầm là có thể vãn cảnh trong chùa, không cần mua vé vào cửa như các địa điểm du lịch khác. 

Chùa Giác Ngộ - Chốn linh thiêng cho những người yêu thích Phật giáo

4. Khám phá kiến trúc chùa Giác Ngộ ở Sài Gòn

Hình ảnh chùa Giác Ngộ xuất hiện trong lòng du khách ấn tượng và bề thế. Vậy kiến trúc của chùa có gì đặc biệt, bạn hãy tìm hiểu ngay bây giờ nhé. 

4.1. Kiến trúc của chánh điện chùa 

Nhìn từ bên ngoài, bạn sẽ thấy tổng thể kiến trúc của chùa có đến 7 tầng, 1 hầm gửi xe và một khu tăng xá ở bên ngoài. Tổng thể kiến trúc tuân thủ đúng thủ tục hệ phái Bắc tông của Việt Nam. Chánh điện của chùa Giác Ngộ và các điện phật khác được trang hoàng hết sức trang trọng để thể hiện lòng thành kính. 

Chùa Giác Ngộ - Chốn linh thiêng cho những người yêu thích Phật giáo

Khu vực bên trong chùa được bày trí khá đơn giản nhưng vẫn thể hiện rõ sự tinh tế. Nơi có chánh điện được phác họa lại các hoạt tiết, hoa văn của thời nhà Lý – Trần. Ban điện Phật là pho tượng Đức Phật Thích Ca đang tọa trong tư thế thiền. 

Phía trước bàn thờ còn có tượng Đức Phật Thích Ca, tượng Thất Phật Dược Sư, Bồ tát Di – Lặc…

Chùa Giác Ngộ - Chốn linh thiêng cho những người yêu thích Phật giáo

Khuôn viên chánh điện được xây dựng theo thiết kế nở hậu. Càng bước vào sâu bên trong, bạn sẽ càng thấy không gian rất rộng và thoáng. Không chi vậy, đây cũng là khu vực duy nhất có công trình vệ sinh xây dựng bên trong, thiết kế biệt lập, ngăn cánh, không làm cho chánh điện bị ô uế. 

4.2. Kiến trúc chùa vừa là trường học

So với các ngôi chùa khác, chùa Giác Ngộ là nơi đào tạo của nhiều trường học. Có thể kể đến như trường trung học Bồ Đề – Chợ Lớn (trường tư thục phật giáo đầu tiên của Sài Gòn), trường sơ đẳng Phật học Thiên Hòa…

Tại chùa thường xuyên có tổ chức các khóa học, khóa tu ngắn hạn cho các phật tử tham gia. Tính từ năm 1984 đến nay, đã có rất nhiều tăng tài, phật tử khắp mọi nơi trên cả nước tới chùa để đào tạo. 

Hiện tại, chùa Giác Ngộ cũng là nơi có nhiều thầy sư đã xuất dương làm đạo thành công tại các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Canada… Tại Việt Nam hiện đã có 5 thầy đỗ tiến sĩ Phật học, 2 thấy đỗ Thạc sĩ Phật học và nhiều thầy đã giữ chức vụ trụ trì ở nhiều tỉnh thành và gách vách phật sự quan trọng trong giáo hội. 

4.3. Tham gia khóa tu chùa Giác Ngộ

Các khóa tu tổ chức tại chùa Giác Ngộ được diễn ra thường xuyên, liên tục để ai cũng có thể tham gia. Đặc biệt, các khoá tu ngắn hạn được tổ chức rất nhiều để ai cũng có thể tìm kiếm sự giác ngộ, tu tâm thiện.

Mọi người đến chùa để nghe giảng đọa, tu tập, nghe thuyết pháp. Phật tử tham gia là người trí nghĩa, đem những gì mình học được về nhà thiện định, áp dụng để tâm sáng, sống thiện lành, an nhiên, giúp đời thêm đẹp đạo hơn. 

Các khóa tu, khó học tại chùa Giác Ngộ hiện tại đang có là: 

  • Tu ngày an lạc 
  • Tu cho thiếu nhi 
  • Tu Búp sen từ bi cho trẻ từ 3 đến 12 tuổi 
  • Tu xuất gia gieo duyên chùa 
  • Khóa thiền Vipassana 
  • Tu tuổi trẻ hướng Phật 
  • Lớp Phật giuảng từ căn bản 
  • Lớp Phật giảng với các tiếng ngoại ngữ  Anh, Hàn, Trung Quốc, Nhật Bản, Khmer. 
  • Lớp thư pháp 
  • Lớp học yoga 
  • Lớp sống khỏe không bệnh tật…

Mỗi khóa, mỗi lớp tu tại chùa Giác Ngộ đều có thời gian cụ thể như sau: 

  • Khóa tu thiền Vipassana tổ chức hai lần trong tháng vào ngày chủ nhật. Mở lớp từ 6h đến 17h, không giới hạn số lượng.
  • Khóa tu Ngày An Lạc tổ chức 1 lần trong tháng vào ngày chủ nhật. Dành cho từ tuổi trung niên trở lên vào 6h đến 17h.
  • Khóa tu tuổi trẻ hướng Phật chỉ tổ chức 1 lần trong tháng vào ngày chủ nhật. Khóa học dành cho tuổi trẻ thiếu niên và sinh viên, mở lớp từ 6h đến 17h.
  • Khóa tu Búp Sen Từ Bi tổ chức vào ngày thứ 7 hàng tuần. Khóa này cho các em 3 tuổi đến 12 tuổi, thời gian học từ 14h đến 16h30.
  • Khóa tu Xuất Gia Gieo Duyên tổ chức định kỳ 2 lần 1 năm, mỗi lần tu thất kéo dài trong vòng 7 ngày. Lần 01: Ngày 26-04 đến 02-05. Lần 02: Ngày 26-09 đến 02-10.

Du khách muốn được tham gia vào khóa học và khóa tu tại chùa Giác Ngộ có thể vào trang web của chùa, trang facebook hoặc đến trực tiếp để được các thầy hướng dẫn đăng ký theo học. 

5. Lưu ý khi đi tham quan chùa Giác Ngộ 

Tham quan chùa Giác Ngộ, bạn không cần quan tâm quá nhiều về vấn đề thời tiết. Bạn có thể vãn cảnh chùa vào ngày nắng lẫn ngày mưa để có thể cảm nhận vẻ đẹp của nơi đây theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, khi đi chùa vào ngày nắng đẹp thì sẽ có thể chụp được nhiều ảnh đẹp hơn. 

Một số lưu ý khác du khách cần chú ý khi đến tham quan chùa như sau: 

  • Chùa là nơi tôn nghiêm, nơi thờ phụng Phật nên bạn phải ăn mặc trang nghiêm, chỉnh tề, không được mặc đồ hở hang để không gây ảnh hưởng tới sự tôn nghiêm của nhà chùa. 
  • Tuyệt đối không tự ý chụp ảnh, quay phim khi chưa có sự đồng ý và cho phép của nhà chùa. 
  • Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của nhà chùa đặt ra. 
  • Không tự ý chạm, sờ hoặc cầm các hiện vật trong chùa khi chưa có sự đồng ý của nhà chùa. 
  • Không được xả rác, vứt rác bừa bãi để tránh làm ô nhiễm môi trường và không khí thanh tịnh của nhà chua. 
  • Bảo vệ cảnh quan của chùa, không giẫm đạp lên hoa cỏ, bàn ghế để tránh ảnh hưởng đến mỹ quan. 
  • Đi lại nhẹ nhàng, ăn nói nhỏ nhẹ, tránh cười đùa để không làm ảnh hưởng đến các nhà sư đang phụng sự và nghỉ ngơi. 
  • Tuyệt đối không đi vào nơi nghỉ ngơi của các thầy sư khi chưa có sự cho phép. 
  • Bạn cso thể cúng dường, hoan hỉ theo lòng hảo tâm để nhà chùa có kinh phí phụng sự phật và xây dựng chùa ngày càng quy mô, đẹp hơn. 
  • Bạn có thể kết hợp tham quan chùa Giác Ngộ với các địa điểm du lịch nổi tiếng khác ở thành phố Hồ Chí Minh như Dinh Độc Lập, khu chợ Bến Thành…

Chùa Giác Ngộ ở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là điểm đến mới thú vị dành cho các du khách yêu thích các địa điểm du lịch tâm linh. Hy vọng bạn cũng sẽ có được nhiều kỉ niệm đáng nhớ khi tới ngôi chùa này. 

Theo Ticotravel.com.vn

LIKE PAGE XEM TIN MỚI MỖI NGÀY
Scroll