Chùa Bút Tháp: Kiệt tác của kiến trúc và điêu khắc Việt
admin | Đăng lúc 9:13 - 17/11/2021

Mang nét đẹp nguyên sơ và cổ kính đó chính là chùa Bút Tháp. Trải qua biến động của thời gian, chùa vẫn mang nét đẹp cổ kính, kiến trúc độc đáo. Hãy cùng khám phá ngay ngôi chùa nổi tiếng xứ Kinh Bắc này nhé!

Chùa Bút Tháp ở đâu?

Nằm kề bên bờ nam sông Đuống, ngôi chùa có tên Ninh Phúc tự này thuộc thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ngôi chùa này chỉ cách Hà Nội khoảng 30 km do đó rất thuận tiện cho việc tham quan. Ngôi chùa mang nét đẹp hoang sơ xưa kia, nằm bên bờ sông Đuống hiền hòa thơ mộng. Đến đây du khách sẽ thấy tâm hồn mình thanh thản, nhẹ nhõm hơn.

Nét đẹp cổ kính của chùa Bút Tháp
Nét đẹp cổ kính của chùa Bút Tháp

Lịch sử ngôi chùa cổ

Không có tài liệu nào ghi lại một cách chính xác chùa xây dựng từ khi nào. Tuy nhiên theo nghiên cứu thì ngôi chùa được khởi dựng từ thế kỉ XIII, vào đời nhà Trần. Sau nhiều biến cố lịch sử, đến thế kỉ XVII, chùa được trùng tu lại với quy mô rất lớn dưới sự góp công của trụ chì chùa là sư Chuyết Chuyết cùng các đệ tử.

Thế kỉ XVIII, chùa được trùng tu lại một lần nữa với quy mô rất lớn. Ban đầu chùa có tên là Ninh Phúc thiền tự, sau đó khi vua Tự Đức vi hành qua đây, thấy chùa có ngọn tháp lớn nên đã đổi tên thành chùa Bút Tháp.

Kiến trúc cổ độc đáo của chùa Bút Tháp

Kiệt tác kiến trúc và điêu khắc tại ngôi chùa cổ
Kiệt tác kiến trúc và điêu khắc tại ngôi chùa cổ
 

Chùa Bút Tháp nằm kề bên sông Đuống, giữa cánh đồng lúa mênh mông. Nơi đây yên bình và trong lành với khung cảnh thiên nhiên bao la. Theo triết lý nhà Phật, chùa quay về hướng Nam, hướng của trí tuệ. Với diện tích rộng lớn, ngôi chùa được xây dựng với 10 nếp nhà, 162 gian. Chùa có ba dãy nhà chính là Tiền đường, Thiên hương và thượng điện. Bên cạnh đó còn có nhà Tích Thiện Am, nhà Trung, phủ thờ, hậu đường.

Giữa Thượng điện và Tích Thiện Am là cầu đá vắt ngang hồ sen. Hai bên cầu có 12 bức phù điêu đá. Các bức phù điêu này được trạm chổ hoa lá chim muông rất tinh xảo. Mỗi công trình kiến trúc nơi đây đều được đầu tư công phu, được tạo nên từ sự miệt mài của người nghệ nhân.

Thượng điện

Quanh thượng điện có 26 bức phù điêu. Những bức phù điêu này đều được điêu khắc rất tinh xảo với các hình sen, tùng, cúc, trúc… và 18 bức chạm trổ hình ngựa, trâu, dê…Tòa thượng điện đều có các pho tượng thờ Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền, Quan Âm tọa sơn… Đặc biệt hơn nữa nơi đây còn có tượng Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn. Bức tượng này được tạc vào năm 1656, đây là kiệt tác, là bảo vật tại chùa Bút Tháp.

Tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn
Tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn
 

Pho tượng phật nghìn mắt nghìn tay này được làm từ chất liệu gỗ, phủ sơn. Phật Quan Âm tọa trên đài sen cao 3,7 m, gồm 42 cánh tay lớn và 952 cánh tay nhỏ. Ở mỗi lòng bàn tay của Phật có một con mắt tạo nên ánh hào quang tỏa sáng. Không thể không khâm phục trước nghệ thuật điêu khắc của người nghệ nhân. Tượng tuy phức tạp nhưng luôn giữ được nét tự nhiên, sự hài hòa cân đối. Đức Phật luôn toát lên sự hiền từ đối với muôn người.

Tại tòa Tích Thiện Am cây tháp gỗ Cửu Phẩm Liên Hoa gồm 9 tầng, 8 mặt. Tòa tháp này mang nhiều ý nghĩa. Đến đây du khách sẽ cảm nhận được giáo lý nhà Phật. Những đạo lý đều hướng con người đến cái thiện, cái tốt đẹp.

Tháp Bảo Nghiêm

Ngọn tháp này là một công trình kiến trúc tiêu biểu và độc đáo của chùa. Ngọn tháp Bảo Nghiêm thờ hòa thượng Chuyết Chuyết. Đúng như tên gọi của nó, ngọn tháp vươn cao hình chiếc bút khổng lồ. Tháp có chiều cao 13,05 mét, gồm năm tầng và phần đỉnh tháp vươn dài, xây bằng đá xanh. Mỗi góc của các tầng đều có một quả chuông nhỏ.

Tháp Bảo Nghiêm vươn cao lên bầu trời
Tháp Bảo Nghiêm vươn cao lên bầu trời
 

Tháp là sự kết hợp điêu luyện của tài nghệ ghép đá, nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời của người nghệ nhân xưa. Những bức tượng, những chi tiết tại chùa đều được chạm trổ tỉ mỉ và tinh xảo. Đến vãn cảnh chùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc độc đáo nơi đây.

Lễ hội chùa Bút Tháp vào thời gian nào?

Đến với Bắc Ninh với biết bao lễ hội đặc sắc. Lễ hội chùa Bút Tháp tổ chức thường niên vào ngày 23, 24 tháng 3 Âm lịch. Du khách sẽ được tham gia các lễ hội truyền thống dân gian. Phần lễ với các nghi thức như cúng Phật, dâng hương, cúng đàn cầu phúc, … Phần hội thì náo nhiệt vô cùng với các trò chơi hay thưởng thức các làn điệu dân gian.

Chùa Bút Tháp mang nhiều nét đẹp và giá trị văn hóa, điêu khắc. Đến với nơi đây du khách sẽ tham quan, thưởng ngoạn cảnh đẹp. Du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành. Thả hồn theo làn gió mát và thư thái đầu óc sau những ngày làm việc căng thẳng.

LIKE PAGE XEM TIN MỚI MỖI NGÀY
Scroll