Tọa lạc ở núi Ngũ Hành Sơn, chùa Quan Âm Đà Nẵng được xem là một trongg những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn nhiều du khách ở Đà Nẵng với các giá trị về văn hóa Phật Giáo và tâm linh.
Giới thiệu về chùa Quan Âm Đà Nẵng
Chùa Quan Âm Đà Nẵng được thành lập vào năm 1957, nằm ở dưới chân núi Kim Sơn - một trong 5 ngọn núi Ngũ Hành Sơn. Chùa tọa lạc sừng sừng ở sô 48 Sư Vạn Hạnh, P. Hòa Hải, Q. Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Đến ngôi chùa nổi tiếng này, du khách sẽ được nghe kể về một câu chuyện khá ly kỳ trong giấc mơ của hòa thượng Thích Pháp Nhãn. Trong giấc mơ đó, cố hòa thượng đã nhìn thấy Ngài Quán Thế Âm ứng hiện ở động. Và cũng theo đó, vị hòa thượng tìm được ngôi thạch động tự nhiên mà ở đó có tôn thương Quan Âm. Đây thực sự là một địa chỉ du lịch tâm linh hấp dẫn mà mọi người không thể bỏ qua trong chuyến du xuân đầu năm ở Đà Nẵng.
Cách di chuyển đến chùa Quan Âm Đà Nẵng
Để đi tới được chùa Quan Âm Đà Nẵng, bạn có thể chọn lựa nhiều loài phương tiện khác nhau như xe máy, taxi, ô tô riêng,... Chùa nằm ở tuyến đường Sư Vạn Hạnh, một cung đường bê tông rộng rãi nên khá thuận lợi trong việc di chuyển. Quãng đường đi từ thành phố Đà Nẵng đến chùa mất khoảng 11km, 22 phút đi xe. Nếu bắt đầu di chuyển từ những điểm khác trong thành phố thì hãy sử dụng Google Maps để có thể định vị được vị trí và đường đi nhanh nhất nha.
Lịch sử về ngôi chùa Quan Âm
Chùa Quan Âm Đà Nẵng được hình thành do một giấc mộng của cố hòa thượng Thích Pháp Nhãn. Trong giấc mơ hòa thượng gặp ngài Quan Thế Âm ứng hiện ở pháp đàn, ngay động linh thiêng. Theo đó, vị hòa thượng tìm được một ngôi thạch động có tôn tượng Quan Âm hình thành hoàn toàn từ thiên nhiên nên rất ứng nghiệm. Từ đó hòa thượng đã tự thành lập nên ngôi chùa Quan Âm. Sở dĩ tên gọi như thế do có sự nhiệm mầu của Phật Pháp. Như thế khiến lòng người ngưỡng mộ kính tin.
Chùa Quan Âm Đà Nẵng có gì đặc biệt?
Vãn cảnh chùa
Khi du khách dến hành lễ, dâng hương ở chùa Quan Âm Đà Nẵng đều có chung một cảm nhận là choáng ngợp trước một khuôn viên rất rộng rãi, thoáng mát ngay từ khi bước chân vào chùa.
Đặc biệt ở trong chùa có đặt một tượng đồng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm rất đẹp. Tiếp tục đi sâu vào bên trong sẽ tới khu vực phía sau chùa. Đây chính là nơi nghỉ ngơi, vãn cảnh cho các Phật tử, tăng ni và khách du lịch. Đứng từ khuôn viên chùa bạn có thể nhìn ra được dòng sông Cổ Cò mát rượi, thơ mộng mang đến cảm giác hòa quyện hoàn hảo vào thiên nhiên.
Tham quan Động Quan Âm
Động Quan Âm được biết đến là một cảnh đẹp kỳ lạ mà thiên nhiên đã dành tặng cho thành phố biển Đà Nẵng xinh đẹp. Động Quan Âm mang vẻ đẹp huyền bí, kỳ vĩ và đậm nét đặc trưng trong hệ thống hang động ở Ngũ Hành Sơn. Bên trong động có nhiều thạch nhũ với đủ màu sắc, đi sâu vào bên trong thì du khách sẽ cảm nhận được luồng không khí mát lạnh lan tỏa ra. Và ấn tượng hơn nữa khi bước chân vào trong động bạn có cơ hội được ngắm nhìn bức tượng Bồ Tát Quán Thế Âm tỏa ánh hào quang giống hệt một tuyệt tác kỳ vĩ.
Tham quan Pháp Hội Đường
Pháp Hội Đường sở hữu bảo tàng Phật Giáo - nơi đang lưu trữ rất nhiều hiện vật cổ về Phật giáo của nước ta. Bên trong Pháp Hội Đường chính là nơi mà nhiều tín đồ phật tử, tăng ni, du khách đến hành lễ, thờ cúng. Tới đây, bạn không những sẽ được tìm hiểu về các giá trị văn hóa tâm linh Phật giáo mà là chốn không gian để mỗi người tìm thấy sự bình an, thanh thản và bình yên trong tâm hồn.
Chiêm ngưỡng tượng Đức Bồ Tát Quán Thế Âm
Tượng Đức Bồ Tát Quán Thế Âm là bức tượng ứng linh trong giấc mơ ly kỳ của vị hòa thượng Thích Pháp Nhãn. Chính bởi sự linh thiêng, nhiệm màu đó mà bất cứ ai khi đến tham quan, lễ Phật ở chùa đều ngưỡng mộ và một lòng kính tin. Vào năm 2020, chùa Quan Âm Đà Nẵng đã phát nguyện kiến tạo tôn tượng Quán Thế Âm lộ thiên bằng pha lê với chiều cao từ 12 - 25m nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt lễ hội Phật giáo của các tăng ni, phật từ và các du khách thập phương. Đứng chắp tay cầu nguyện dưới tượng Đức Bồ Tát Quán Thế Âm tỏ lòng thành kính bạn sẽ cảm thấy bình yên, nhẹ nhàng hơn.
Lễ hội chùa Quan Âm Đà Nẵng
Ở chùa Quan Âm Đà Nẵng có một lễ hội thường niên được tổ chức vào ngày 19 tháng 2 Âm lịch. Đây là lễ hội dân gian mang đậm nét tín ngưỡng tôn giáo của đạo Phật. Lễ hội sẽ được diễn ra xuyên suốt 3 ngày, bao gồm phần lễ và phần hội.
Phần lễ
Phần này sẽ được tổ chức linh thiêng, trang trọng theo trình tự:
Lễ rước ánh sáng sẽ được diễn ra vào buổi tối ngày 18/2 Âm lịch, gồm các hoạt động: múa lân, rước kiệu, múa rồng, múa lân. Theo quan niệm Phật giáo, lễ rước ánh sáng diễ ra với mong ước ánh sáng của trí tuệ sẽ dẫn lối, soi đường cho mỗi người.
Lễ khai kinh sẽ diễn ra vào sáng ngày 19/2. Đây là nghi lễ cầu mong cho đất nước hưng thịnh, thái bình, nhân dân được ấm no, an làn, hạnh phúc.
Lễ trai đàn chẩn tế diễn ra để cầu siêu, cúng thập loại chúng sinh cũng được diễn ra vào buổi sáng ngày 19/2.
Lễ thuyết giảng về Bồ Tát Quan Thế Âm và dân tộc được diễn ra sáng ngày 19/2.
Lễ rước tượng Quan Thế Âm tổ chức vào 10h ngày 19/2 với ước muốn cầu bình an, thuận lợi cho ngư dân, đồng bào đi biển, đi làm trên sông nước.
Phần hội
Nếu có cơ hội tham gia lễ hội chùa Quan Âm Đà Nẵng thì đó sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời vào những ngày đầu xuân. Phần hội sẽ diễn ra sôi nổi với các hoạt động thể thao, văn hóa hấp dẫn như: đua thuyền trên sông Cổ Cò, thả đèn trên sông, múa tứ linh, thi cờ, hội thi nấu ăn, hát dân ca, hát tuồng.
Cảnh đẹp ở chùa Quan Âm Đà Nẵng thực sự khiến cho rất nhiều du khách phải trầm trồ, kinh ngạc. Thiên nhiên hòa quyện với đất trời bao la mang đến cho bạn những cái nhìn thật mới mẻ. Lúc đó, lòng mỗi người đều cảm thấy thanh thản, rời xa mọi sân si ở trần thế.
Theo luhanhvietnam.com.vn
Ảnh: Internet