Cầu Long Biên: Minh chứng lịch sử của Thủ đô nghìn năm văn hiến
admin | Đăng lúc 10:19 - 17/02/2022

Cầu Long Biên là nhân chứng lịch sử vô cùng ý nghĩa đối với người dân Hà Nội. Ngoài ra, cầu còn là địa điểm lý tưởng, thú vị để chiêm ngưỡng toàn cảnh Hà Nội từ trên cao…

 

Cầu Long Biên ở đâu?

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên ở thủ đô nằm bắc ngang qua sông Hồng. Cầu có mục đích nối hai quận Long Biên và Hoàn Kiếm của Hà Nội. Ngoài ra, cầu  còn được xem là một chứng tích lịch sử quan trọng. Cầu đã chứng kiến những thăng trầm, lịch sử hào hùng của dân tộc qua kháng chiến chống Pháp, Mỹ.

Hình ảnh cầu Long Biên lãng mạn trong nắng chiều
Hình ảnh cầu Long Biên lãng mạn trong nắng chiều

Cùng với Tháp Bút, chùa Một Cột và đền Ngọc Sơn, cầu Long Biên là một trong những biểu tượng đặc trưng của lịch sử, văn hóa Hà Nội do con người tự tạo ra.

Lịch sử cầu Long Biên

Năm 1897, dự án xây cầu Long Biên được Toàn quyền Đông Dương tên Paul Doumer phê duyệt. Mục đích xây cầu để nâng cao cơ sở hạ tầng phục vụ việc khai thác thuộc địa của Pháp. Ngày 13/9/1889, cầu được khởi công xây dựng.

Sau khoảng 3 năm thi công, ngày 28/2/1902, cầu đã được hoàn thành. Thời điểm này cầu được lấy tên là Doumer. Đây là tên của Toàn quyền Đông Dương. Vào thời đó, đây được coi là cây cầu lớn nhất Đông Dương. Cây cầu còn người Pháp ca ngợi gọi mĩ miều là cây cầu nối hai thế kỷ.

Sau ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội (10/10/1954), Đốc lý Hà Nội là Trần Văn Lai đã đổi tên thành cầu Long Biên. Từ đó, tên gọi này được giữ đến ngày nay. Cây cầu đã trở thành một trong những điểm du lịch đẹp, đặc sắc nhất Hà Nội.

Cấu trúc của cây cầu thế kỷ

Cầu có đoạn bắc qua sông dài 2.290m. Tổng cộng gồm 19 nhịp dầm thép và đặt trên 20 trụ cao hơn 40m. Cầu có 896m đường dẫn lên cầu xây bằng đá. Ở giữa, cầu có thiết kế có đường sắt cho xe lửa chạy. Hai bên rìa là đường dành cho người đi bộ, xe thô sơ.

Cầu Long Biên: Chứng nhân lịch sử
Cầu Long Biên: Chứng nhân lịch sử

Năm 1924, Toàn quyền Đông Dương đưa ra quy định về việc đi lại trên cầu. Trong đó người đi bộ chỉ được đi trên vỉa hè với chiều ngược lại chiều của xe cộ.  Tốc độ giới hạn của xe qua cầu quy định là 15km/giờ.

Bên cạnh đó, còn đề ra nhiều quy tắc khác như mỗi súc vật kéo hay thồ có người điều khiển thì có thể qua cầu tất cả các giờ. Nhưng nếu đi bầy đàn thì chỉ được qua cầu từ nửa đêm tới gần sáng sớm. Trên cầu cấm đốt rác hay đốt lửa… Cho đến hiện tại, cầu chỉ dành cho cho xe máy, xe đạp, xe lửa và người đi bộ.

Năm 2002, cầu được sửa chữa, trùng tu với kiểu dáng độc đáo. Bảo trì và nâng cấp cả thiết kế lẫn chất liệu xây dựng. Vì thế cầu đã trở thành cây cầu có chiều dài lớn thứ hai trên thế giới.

Ý nghĩa của cầu Long Biên lịch sử

Cầu Long Biên mang trong mình rất nhiều ý nghĩa vĩ đại. Cầu Long Biên đã nối liền hai bờ, có nhiệm vụ quan trọng giúp người dân qua sông dễ dàng. Bên cạnh đó cầu còn là chỗ dựa vững chắc để vận chuyển cho tiền tuyến. Cầu là con đường cho nhiều đoàn xe vận chuyển vũ khí và lương thực phục vụ cho chiến tranh.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cầu bị bom đạn ném bom phá hỏng nhiều nhịp cầu lẫn trụ lớn. Tuy thế cầu vẫn được tiếp tục được sửa chữa đi vào hoạt động. Đến ngày hôm nay, cây cầu còn hiên ngang nhờ vào sự đoàn kết, đồng lòng của những người dân Việt Nam yêu nước. Cầu chính là biểu tượng kiên cường, hiên ngang của người dân Hà Nội trước bom đạn kẻ thù.

Hơn một thế kỷ đã qua, cây cầu vẫn là biểu tượng của những giá trị hào hùng và bi tráng trong quá khứ. Lịch sử oai hùng của thủ đô vẫn lắng đọng trên từng nhịp cầu.

Cầu vừa mang tính biểu tượng sâu sắc, là gạch nối giữa quá khứ và hiện tại của dân tộc.

Cây cầu trong thời kỳ hiện đại
Cây cầu trong thời kỳ hiện đại

Thời gian qua đi nhưng những dấu ấn của Cầu Long Biên vẫn ở trong tâm khảm của mỗi người dân Việt Nam. Nếu có dịp đến Thủ đô, bạn đừng quên ghé qua cây cầu này để thêm tự hào về sự hùng tráng của một “chứng nhân lịch sử”.

 

 

LIKE PAGE XEM TIN MỚI MỖI NGÀY
Scroll