Nếu trước đây mỗi lần nhắc đến cầu Hang Tôm cũ là nhắc đến “Đông Dương đệ nhất cầu”. Cây cầu dây văng lớn nhất Đông Dương nối liền Mường Lay Điện Biên và Phong Thổ, Sìn Hồ của Lai Châu. Đến tháng 11/2012 khi cây cầu Hang Tôm chính thức đi vào hoạt động đã trở thành tuyến giao thông có vị trí chiến lược. Góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh vùng Tây Bắc.
Cầu Hang Tôm cũ
Theo như lời kể của người dân địa phương, khi cầu Hang Tôm Điện Biên chưa được xây dựng, muốn qua sông phải di chuyển bằng đò vô cùng nguy hiểm và bất tiện. Vào mùa lũ, Đà giang như một con thủy quái. Dòng nước đỏ ngòm, chảy dữ dội tạo thành những dòng xoáy mạnh giữa sông.
Quá trình xây dựng
Cuối những năm 1960, được sự trợ giúp của Trung Quốc mở đường qua cửa khẩu Ma Lù Thằng. Cầu Hang Tôm được xây dựng để nối hai bờ sông Đà. Quá trình xây dựng gặp rất nhiều khó khăn từ địa hình hiểm trở cho đến ảnh hưởng từ cuộc cách mạng văn hóa của Trung Quốc khiến công trình bị đình trệ. Phải đến tận năm 1973 cầu mới được khánh thành và đi vào hoạt động. Trước sự mong đợi của người dân Điện Biên và Lai Châu lúc bấy giờ. Cây cầu một bước trở thành “Kỳ quan Tây Bắc”, với vẻ đẹp và sự hoành tráng của một công trình xây dựng được đầu tư kỹ lưỡng.
Sở dĩ cầu được lấy tên là Hang Tôm vì trước đây ở khúc sông này có rất nhiều tôm cá. Cách đó không xa có một cái hang nước rất mát. Tôm sông Đà kéo nhau lên đây đẻ trứng. Khiến cho quanh hang các loại tôm sinh sống dày đặc, người dân bắt không xuể.
Chứng nhân lịch sử
Với tiếng vang là “Đông Dương đệ nhất cầu”. Cầu Hang Tôm dễ dàng thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch đến để tham quan và tận mắt chứng kiến công trình lịch sử. Đây được coi là niềm tự hào của Tây Bắc.
Cho đến cuối năm 2012 khi thủy điện Sơn La được hình thành. Toàn bộ thị xã Mường Lay cũ bao gồm cả cây cầu bỗng chốc biến thành lòng hồ, ngập hoàn toàn trong dòng nước sông Đà. Cầu Hang Tôm kết thúc sứ mệnh 40 năm, khép lại chiến tích lừng lẫy một thời. Mở ra một trang sử mới cho những công trình thế hệ kế tiếp. Vì vậy nó xứng đáng trở thành chứng nhân lịch sử những ngày tháng gian khó của bà con vùng Tây Bắc
Du lịch Cầu Hang Tôm
Cầu hang Tôm ở đâu?
Cầu Hang Tôm nằm trên Quốc lộ 12 đoạn Km66-102 thuộc thị xã Mường Lay tỉnh Điện Biên. Nối liền tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Được xây dựng cách cây cầu cũ tầm 600m về phía thượng lưu sông Đà
Được Biết, đây là cầu bê tông đúc hẫng cốt thép dự ứng lực. Với chiều dài 362,4m, rộng 9m gồm 4 nhịp dầm bê tông cốt thép dự ứng lực. Đặt trên 4 trụ và 2 mố. Chiều cao lên đến 70m từ đáy sông Đà. Trong đó có 2 nhịp dầm dài 120m thông thuyền giữa sông. 2 nhịp biên 73m và 2 nhịp 42m được xây dựng bằng công nghệ đúc hẫng dầm hộp bê tông liên tục khẩu độ lớn. Có mức đầu tư lên đến gần 235 tỷ đồng.
Theo như nhận định từ giới chuyên môn. Với chiều cao cùng điều kiện thi công khó khăn của vùng núi Tây Bắc. Cầu Hang tôm xứng đáng là cây cầu bê tông đúc hẫng khó thi công nhất tại Việt Nam. Chỉ tính công sức vận chuyển nguyên vật liệu từ các mỏ đá tỉnh Sơn La cách đó hàng trăm km. Mặt bằng thi công chật hẹp cùng khó khăn của địa hình rừng núi đã đủ thấy cây cầu chính là tâm huyết của bao con người.
Sau khi khánh thành, cây cầu không chỉ là điểm nối giao thông quan trọng giữa hai tỉnh Điện Biên – Lai Châu mà còn là điểm nhấn đầy tự hào của thị xã Mường Lay và Tây Bắc. Đây là địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi du khách đến với Mường Lay.
Cầu Hang Tôm Điện Biên – địa điểm du lịch lý tưởng – tuyến giao thông chiến lược
Cây cầu không chỉ giúp cho việc đi lại của người dân thêm thuận tiện mà còn trở thành hệ thống kết nối giao thông vùng. Góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, văn hóa cũng như xã hội ở Tây Bắc. Việc giao thương nông sản, hàng hóa đem lại hiệu quả gấp nhiều lần so với trước đây.
Bên cạnh đó, cầu Hang Tôm còn mở ra hướng đi cho việc phát triển du lịch của tỉnh Điện Biên. Cây cầu thu hút hàng ngàn khách du lịch đến tham quan hàng năm. Rất dễ để bắt gặp hình ảnh từng đoàn khách du lịch đến đây thăm thú, dừng lại trên cầu chụp ảnh hoặc chiêm ngưỡng cảnh đẹp của núi non hùng vĩ.
Ngay từ trên quốc lộ 12, du khách đã có thể thấy cây cầu dần hiện ra sau những con đường đèo uốn quanh rừng núi. Sở hữu lối kiến trúc độc đáo, bề thế uy nguy, sừng sững cắt ngang con sông Đà. Cây cầu hòa cùng núi rừng Tây Bắc và dòng nước Đà giang miệt mài chảy ngày đêm.
Đứng trên cầu, trước mặt là núi rừng bát ngát, phía dưới là dòng sông trải dài tít tắp không thấy điểm dừng. Cùng với không khí trong lành giúp con người ta dễ dàng hòa quyện với thiên nhiên. Cầu Hang Tôm như một liều thuốc bổ xua tan mệt mỏi, bộn bề cuộc sống.
Không khó để hiểu tại sao mỗi khi đến Điện Biên, du khách đều muốn đến với Hang Tôm để tham quan và trải nghiệm.