Chuyên ngành quản trị kinh doanh khách sạn và những điều bạn chưa biết
admin | Đăng lúc 16:15 - 07/09/2022

Những ngành nghề liên quan đến lĩnh vực du lịch như khách sạn, nhà hàng,… đều có tiềm năng phát triển rất mạnh mẽ hiện nay. Đây luôn là một trong những ngành học nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Mỗi năm, có một số lượng lớn sinh viên có nguyện vọng trúng tuyển vào chuyên ngành quản trị kinh doanh khách sạn tại các trường đại học. Vậy, chuyên ngành này có đặc điểm gì mà lại thu hút sự chú ý nhiều người đến như vậy? Hãy cùng đi vào tìm hiểu qua bài viết này nhé!

 

Quản trị kinh doanh khách sạn là gì?

Theo nhận định của các chuyên gia, khi theo học ngành quản trị kinh doanh khách sạn, bạn sẽ được trang bị những kĩ năng để quản lý và tổ chức vận hàng khách sạn một cách trơn tru và hiệu quả nhất. Ngành học này bao gồm các hoạt động về việc lên kế hoạch, tổ chức, quản lý về các nhân sự và quy trình làm việc tại các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch và ẩm thực như khách sạn, nhà hàng, khu resort,…

Quản trị kinh doanh khách sạn
Khi theo học ngành quản trị kinh doanh khách sạn, bạn sẽ được trang bị những kĩ năng về tổ chức và vận hành

Vì là một ngành dịch vụ đặc thù, bao gồm nhiều thao tác công việc về quản lý và vận hàng cho nên quản trị kinh doanh khách sạn sẽ phù hợp với những bạn trẻ nhanh nhẹn, năng động, có tác phong nhạy bén trong công việc và có khả năng ứng phó xử lí tình huống tốt trong trường hợp khẩn cấp.

Công việc chi tiết của ngành quản trị kinh doanh khách sạn nhà hàng

Chuyên ngành quản trị kinh doanh khách sạn nhà hàng sẽ trang bị cho bạn những kĩ năng để đảm nhiệm các hoạt động về tổ chức, quản lý, giám sát các nhân sự và quy trình hoạt động bên trong khách sạn, nhà hàng. Tùy theo quy mô xây dựng hoặc bộ phận làm việc mà trách nhiệm của người quản lý khách sạn – nhà hàng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, trách nhiệm chính của người quản lý khách sạn – nhà hàng sẽ xoay quanh những công việc sau:

Quản trị hoạt động tài chính

Người quản trị kinh doanh giữ vai trò quan trọng, then chốt
Người quản trị kinh doanh giữ vai trò quan trọng, then chốt

Những người quản lý khách sạn – nhà hàng sẽ phải theo sát công việc, thường xuyên lập báo cáo tài chính về chi phí, doanh thu của khách sạn, nhà hàng. Họ là người trực tiếp làm việc với các đối tác để xem xét ký hay hủy những hoá đơn bán hàng trong ngày. Ngoài ra, họ còn là người phải phối hợp với những bộ phận khác để đề ra những giải pháp để tăng doanh thu trong quá trình làm việc.

Quản lý bộ phận nhân sự

Những quản lý khách sạn – nhà hàng sẽ là những người đề xuất để tuyển dụng những bộ phận còn thiếu và trực tiếp tham gia vào các buổi phỏng vấn và đào tạo nhân sự. Ngoài ra, họ sẽ là những người theo sát, đề ra những nguyên tắc và đôn đốc nhân viên thực hiện công việc theo tiến độ.

Quản trị kinh doanh khách sạn
Người quản lý khách sạn – nhà hàng sẽ trực tiếp tham gia vào những buổi phỏng vấn và đào tạo nhân sự

Giải quyết những trường hợp phát sinh

Đặc thù của chuyên ngành quản trị khách sạn – nhà hàng sẽ đòi hỏi những người phải có tính cách và tác phong nhanh nhẹn, khả năng giao tiếp tốt và nắm vững được tâm lý của khách hàng. Chính vì vậy cho nên những họ sẽ là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để giải quyết những vấn đề phát sinh hay tình huống xấu xảy ra mà nhân viên cấp dưới của họ chưa giải quyết thỏa đáng. Ngoài ra, những người quản lý cũng phải theo sát và đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng để tạo mối quan hệ và lưu lại những ấn tượng tốt đẹp trong họ.

Khách hàng
Họ cũng sẽ là những người trực tiếp tiếp xúc và xử lý những vấn đề phát sinh với khách hàng

Cơ hội việc làm của ngành quản trị kinh doanh khách sạn

Ngành quản trị khách sạn – nhà hàng được đánh giá là một trong những ngành học thu hút sự chú ý của nhiều bạn trẻ nhất hiện nay bởi đây là ngành đem lại nhiều cơ hội việc làm với mức lương đáng mơ ước. Đối với sinh viên học ngành quản trị khách sạn – nhà hàng sau khi ra trường sẽ có thể đảm nhận những vị trí khác nhau tại nhiều cơ quan như:

  • Làm việc tại các bộ phận trực tiếp phục vụ khách hàng tại các khách sạn – nhà hàng: Cán bộ điều hành, Quản lý bộ phận Phòng và Nhà hàng, Quản lý bộ phận nhân sự, Lễ tân, Chăm sóc khách hàng, Tài chính – kế toán, Tiếp thị marketing,…
  • Giảng dạy, cố vấn tại các trường đại học, cao học về lĩnh vực du lịch, khách sạn – nhà hàng
  • Làm việc tại các khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí: Hướng dẫn viên du lịch, Quản lý hành chính – nhân sự

     Cơ hội việc làm

    Ngành quản trị kinh doanh khách sạn sẽ mở ra cho bạn rất nhiều cơ hội việc làm

Trên đây là một số thông tin chi tiết về chuyên ngành quản trị kinh doanh khách sạn mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã tích lũy cho mình thêm được nhiều kinh nghiệm bổ ích và lý thú!

LIKE PAGE XEM TIN MỚI MỖI NGÀY
Scroll