Đền Mẫu Hưng Yên – Điểm đến tâm linh thiêng liêng nơi Phố Hiến
admin | Đăng lúc 9:10 - 09/12/2021

Nếu đến Hưng Yên mà chưa một lần ghé thăm đền Mẫu thì quả là một điều đáng tiếc. Ngôi đền này không chỉ đẹp về kiến trúc mà còn mang nét đẹp giá trị văn hóa tâm linh. Hãy cùng thăm quan chốn linh thiêng này nhé!

 

Đền Mẫu ở đâu?

Văn hóa tâm linh và tín ngưỡng thờ cúng đã ăn sâu vào tiềm thức người dân Việt. Những ngày đầu năm, người dân thường đi chùa, đi đền để cầu sức khỏe và bình an. Ở Hưng Yên có một ngôi đền linh thiêng và thu hút đông đảo du khách gần xa. Đền Mẫu tọa lạc tại đường Bãi Sậy, phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên. Phía trước đền Mẫu có hồ Bán Nguyệt thơ mộng. Ở phía xa xa là đê sông Hồng. Tham quan đền Mẫu, chiêm ngưỡng cảnh quan, ngắm nhìn khung cảnh thơ mộng.

Ngôi đền trang nghiêm và u tịch
Ngôi đền trang nghiêm và u tịch

Lịch sử đền Mẫu

Theo các tài liệu hiện nay, đền Mẫu được khởi công xây dựng từ thế kỷ XIII. Ngôi đền này được trùng tu qua các đời vua. Lần trùng tu lớn nhất là ở thời Nguyễn đời vua Thành Thái năm 1896. Ngôi đền này thờ Dương Quý Phi, đây là vợ vua Tống. Đền có tên gọi khác là Hoa Dương Linh Từ hay đền Mậu Dương.

Khi quân Nguyên xâm lược nước Tống năm 1279, vua và hoàng tộc đã rút chạy về phương Nam. Khi bị địch bắt, vua và các phi tần đã nhảy xuống biển để giữ gìn phẩm tiết. Xác của Dương Quý Phi đã được nhân dân chôn cất, lập đền thờ cho đến ngày nay.

Khung cảnh đền Mẫu

Với diện tích lên tới 3000 m2, đền Mẫu được xây dựng rất đẹp với quy mô lớn. Kiến trúc đền được xây theo kiểu thời Nguyễn. Cổng đền xây vòm cuốn, gồm một cửa chính và hai cửa phụ. Khi vào đến, hương khói nghi ngút, không gian trầm mặc trang nghiêm. Khung cảnh yên bình nơi đây với cây cối xanh tốt, tiếng chim ríu rít.

Cây cổ thụ tại đền
Cây cổ thụ tại đền
 

Trước đền có ba cây: Đa – Sanh – Si. Cây cổ thụ này mọc chồng lên nhau và có niên đại hàng trăm năm. Ở nước ta rất hiếm khi có cây cổ thụ đặc biệt như ở nơi này. Ba cây này mọc tạo thành vòm tựa như sự che chở của Mẫu đối với nhân dân.

Tòa Tiền tế

Với thiết kế 3 gian, 2 tầng và 8 mái, tòa tiền tế có mái uốn cong như rồng đang chầu. Nét kiến trúc thuần Việt thể hiện rõ ở đây với mái ngói đỏ vảy rồng, chính điện có rồng chầu nguyệt. Ở hai bên đại bái là điện Lưu Ly và cung Quảng Hàn. Tại nơi đây còn có kiệu bát cống đậm nét điêu khắc nhà Hậu Lê. Kiệu này được gọi là kiệu Rồng. Kiệu Phượng được đặt tại tòa trung từ, đây là loại kiểu thất cống.

Du khách viếng thăm đền
Du khách viếng thăm đền

Hậu cung

Hậu cung là nơi tượng Dương Quý Phi ngự tọa. Với nét mặt phúc hậu, ánh mắt hiền hòa, bên cạnh tượng có tượng hai người hầu cho Dương Quý Phi. Đến với gian thờ này, du khách sẽ cảm thấy một không gian linh thiêng, u tịch. Những bức hoành phi, câu đối,… đều ca ngợi lòng trung thành và trinh tiết của quý phi họ Dương.

Lễ hội đền Mẫu

Du khách đến với đền Mẫu nếu đúng dịp lễ hội vào ngày 10 đến 15 tháng 3 Âm lịch. Người ta truyền nhau rằng đến với đền Mẫu, xin gì được nấy. Nếu muốn cầu duyên được duyên, cầu tài được tài… Đến nơi đây không cần dâng lễ cầu kì, chỉ cần cái tâm, lòng thành kính là đủ. Du khách thập phương đều đến đây để cầu bình an, may mắn cho bản thân và gia đình.

Lễ hội diễn ra trang trọng
Lễ hội diễn ra trang trọng
 

Trong lễ hội đền Mẫu sẽ có nghi lễ rước kiệu rất linh đình. Nghi lễ này gồm rước liềm từ đình Hiến lên đền Mẫu. Sau đó là rước du quanh các phố phường. Nghi lễ này rất sôi nổi và được người dân nơi đây tôn kính. Thường khi đến đền Mẫu du khách sẽ xin quẻ, sau đó ra các thầy ở quanh đền để tìm hiểu ý nghĩa ghi trên các tấm thẻ chữ Hán ấy.

Đền Mẫu không chỉ là nơi tham quan du lịch của khách thập phương. Nơi đây còn thể hiện tín ngưỡng văn hóa tâm linh của người Việt. Đến với ngôi đền linh thiêng, lòng người an yên, tịnh tâm hơn. Du khách thập phương vẫn thường xuyên ghé thăm đền vào các ngày rằm, mùng 1 Âm lịch để thể hiện lòng thành kính. Bạn hãy đến đây để tham quan và thưởng ngoạn những cảnh đẹp nơi Phố Hiến nhé!

 

LIKE PAGE XEM TIN MỚI MỖI NGÀY
Scroll